Deprecated: Hàm Redux_Helpers::isFieldInUse hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Redux 4.0! Sử dụng Redux_Helpers::is_field_in_use( $parent, $field ) để thay thế. in /home/spaceship/domains/spaceshipmart.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6031

Deprecated: Hàm Redux_Helpers::isFieldInUse hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Redux 4.0! Sử dụng Redux_Helpers::is_field_in_use( $parent, $field ) để thay thế. in /home/spaceship/domains/spaceshipmart.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6031
NÔNG NGHIỆP 4.0 - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC? - SpaceShip Mart
Deprecated: Hàm Redux_Helpers::isFieldInUse hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Redux 4.0! Sử dụng Redux_Helpers::is_field_in_use( $parent, $field ) để thay thế. in /home/spaceship/domains/spaceshipmart.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6031

Deprecated: Hàm Redux_Helpers::isFieldInUse hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Redux 4.0! Sử dụng Redux_Helpers::is_field_in_use( $parent, $field ) để thay thế. in /home/spaceship/domains/spaceshipmart.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6031

Deprecated: Hàm _enqueue_output hiện tại không dùng nữa từ phiên bản 4.0.0! Sử dụng output_class->enqueue() để thay thế. in /home/spaceship/domains/spaceshipmart.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6031
SpaceShip MartSpaceShip MartSpaceShip Mart
+84 898778282

NÔNG NGHIỆP 4.0 – CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC?

Nông nghiệp 4.0

Nông nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong suốt một thế kỉ qua, từ nước nghèo đói, lạc hậu do chiến tranh, trở thành quốc gia có tiềm lực xuất khẩu nông sản lớn của thế giới. Cùng với những thay đổi của kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng của công nghệ, nông nghiệp Việt Nam cần có những kế hoạch mới trong trung hạn và dài hạn để tiếp thu và hội nhập một cách vững mạnh.

Nguồn gốc Nông nghiệp 4.0

Nhân loại trải qua 3 cuộc cách mạng và đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ 4. Chắc hẳn đa số mọi người đều biết được những thay đổi to lớn với toàn cầu. Riêng ngành nông nghiệp cũng đã và đang trải qua 4 cuộc cách mạng tương ứng với công cuộc cách mạng xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được nguồn gốc và quá trình của 4 cuộc cách mạng Nông nghiệp này. Hãy cùng GCFood điểm lại các bước ngoặt lớn trong ngành nông nghiệp của chúng ta!

Theo khái niệm của European Agricultural Machinery (năm 2017):

Nông nghiệp 1.0 xuất hiện ở đầu thế kỉ 20, vận hành với hệ thống tiêu tốn sức lao động, năng suất thấp. Nền nông nghiệp đó có khả năng nuôi sống dân số nhưng đòi hỏi số lượng lớn các nông hộ nhỏ và 1/3 dân số tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu thô.

Nông nghiệp 2.0, đó là cách mạng xanh, bắt đầu từ những năm 1950, khởi đầu là giống lúa mì lùn cải tiến, nhưng phải dựa vào bón thêm đạm, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tổng hợp, cùng với máy móc chuyên dùng, cho phép hạ giá thành và tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cho tất cả các bên tham gia.

Nông nghiệp 3.0, từ chỗ nâng cao hiệu quả đến nâng cao lợi nhuận nhờ chủ động và sáng tạo hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đưa ra sản phẩm khác biệt. Bắt đầu khi định vị toàn cầu (GPS) được ứng dụng đầu tiên để định vị và định hướng. Thứ hai là điều khiển cảm biến (Sensor) đối với nhiệt độ ẩm độ, ánh sáng dinh dưỡng, từ những năm 1990, máy gặt đập liên hợp được gắn thêm màn hình hiển thị năng suất dựa vào định vị GPS. Thứ ba là tiến bộ công nghệ sử dụng các thiết bị không dây (Telematics).

Nông nghiệp 4.0, áp dụng thông tin dạng số hóa dành cho tất cả các đối tác và quá trình sản xuất, giao dịch với các đối tác bên ngoài (đơn vị cung cấp và khách hàng tiêu thụ) được truyền dữ liệu, xử lí, phân tích dữ liệu lớn tự động qua mạng internet. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lí lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài đơn vị.

Nông nghiệp 4.0 mở đường cho một bước tiến lớn tiếp theo của nhân loại, bao gồm những hoạt động không cần sự có mặt con người trực tiếp và dựa vào hệ thống thiết bị có thể đưa ra những quyết định một cách tự động. Các thành phần chủ yếu của nông nghiệp 4.0 thường bao gồm: cảm biến kết nối vạn vật (IoT sensors), Công nghệ đèn LED, Robot, Tế bào quang điện (Solar cells), thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (Satellites), canh tác trong nhà/hệ thống trồng cây – nuôi cá thích hợp/thủy canh (khí canh), Công nghệ tài chính phục vụ trang trại (Farm fintech).

Nho xanh thượng hạng

Cơ hội và thách thức đối với nền nông nghiệp Việt Nam thời kì 4.0

Những tiến bộ mà khoa học công nghệ thời kì 4.0 mang lại cho nông nghiệp trở thành cánh tay đắc lực mở ra cơ hội cho người nông dân.

Với cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất trong sản xuất đến phân phối và tiêu thụ hàng nông sản.

Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể làm tăng khả năng thích ứng của nông dân trước những thay đổi, bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin thời tiết và thị trường.

Các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp nông dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian và cây trồng nào, cũng như thời gian và nơi bán cây trồng, xác định bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí,…

Bên cạnh những cơ hội lớn mang lại cho nền nông nghiệp Việt Nam thì cũng còn nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi nông nghiệp nước ta cần phải vượt qua.

Dư thừa nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động.

Các nước phát triển tận dụng công nghệ vào nông nghiệp sản xuất trên quy mô nhỏ, nhưng sản lượng lớn, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của những nước có nên nông nghiệp lâu đời như Việt Nam.

Điện toán đám mây và hệ quả của thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền. Sự thiếu hiểu biết về lợi ích của điện toán đám mây, lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin và chất lượng dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam chưa thực sự đảm bảo. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc áp dụng hiệu quả nhất điện toán đám mây tại Việt Nam.

Khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp hiện đang là một khâu yếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp của Việt Nam.

Nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam vẫn chưa có mô hình hoàn chỉnh, chỉ mới có một số mô hình hợp tác thông minh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành nghiên cứu và hợp tác để bắt đầu tiến trình chuyển giao áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất trong tương lai gần. Nông nghiệp 4.0 vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp, người nông dân, nhà cung cấp, cũng vừa là thách thức sẽ đào thải những yếu kém, lạc hậu thời kì 4.0.

Nông nghiệp 4.0 - Spaceship mart

Công ty CP Thực phẩm GC là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp sạch đang có nhiều đổi mới trong quy trình sản xuất, điển hình là nhà máy Vina CoCo (Đồng Nai) sản xuất thạch dừa với quy trình khép kín vô trùng vận hành hoàn toàn bằng máy móc. Trong tương lai, GC Food cũng sẽ áp dụng công nghệ tự động, điều khiển các hoạt động từ xa để vận hành nông trại Nắng và Gió tại Ninh Thuận.

Vào ngày 02/03/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt (GC Food) đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ chuyển giao ứng dụng Khoa học công nghệ cho các đơn vị thành viên của GC Food. Đây chính là minh chứng cho việc ứng dụng công nghệ tự động vào mô hình nông nghiệp 4.0 mà GC Food hướng tới.

Leave A Comment

Dung lượng tối đa của hình : 2 MB. Bạn có thể tải lên: hình ảnh. Các liên kết đến YouTube, Facebook, và các dịch vụ khác được chèn trong nhận xét sẽ được tự động nhúng. Drop files here